Arrow
Arrow
Slider

Thụy Sĩ còn được biết đến với tên gọi Confoederatio Helvetica (tạm dịch: Liên minh Thụy Sĩ)

Điều này giải thích tại sao ký hiệu của Thụy Sĩ là CH, trước đây Thụy Sĩ có tên gọi là Liên bang Thụy Sĩ nhưng vì nhiều lý do lịch sử nên hiện quốc nay này là một nước cộng hòa gồm 26 bang. Những người sáng lập của Liên bang Thụy Sĩ đã chọn ngày 1/8 hàng năm làm ngày Quốc Khánh của quốc gia xinh đẹp này.

26 dieu thu vi ve thuy si 1

Thụy Sĩ là một trong 2 quốc gia duy nhất có Quốc kỳ hình vuông

Cùng với Thụy Sĩ, Vatican cũng có quốc kỳ hình vuông chứ không phải là hình chữ nhật như các nước khác. Quốc kỳ Thụy Sĩ là một hình vuông màu đỏ với dấu thập tự màu trắng ở giữa.

Có nhiều ngôn ngữ chính thức

Ở Thụy Sĩ, có 4 ngôn ngữ chính thức: Pháp, Đức, Ý và Rhaeto-Romance. Tùy thuộc vào thành phố, ngôn ngữ thay đổi nhưng hầu hết mọi người ở đây đều nói được nhiều ngoại ngữ. Tiếng Đức ở Thụy Sĩ khác với tiếng Đức của người Đức.

Thụy Sĩ là một trong những nước phát triển có tỉ lệ tội phạm thấp nhất thế giới dù nơi đây có luật cho phép dùng súng

Năm 2015, chỉ có khoảng 40 vụ dùng súng trong vòng 1 năm tại Thụy Sĩ trong khi đó ở Mỹ con số này là 30-40 vụ mỗi ngày. Bảng khảo sát Small Arms Survey cho biết cứ mỗi 100 người dân Thụy Sĩ sẽ có 45,7 người sử dụng súng, cao thứ ba sau Mỹ và Yemen nhưng số vụ án được gây ra bằng súng lại luôn nằm trong top thấp nhất của thế giới.

Thụy Sĩ có rất nhiều phát minh thú vị

Người Thụy Sĩ là người đã tạo ra khóa Velcro, giấy bóng kính, dao quân đội Thụy Sĩ, rượu Absinthe, dao gọt khoai tây, font chữ Helvetica, ngũ cốc Muesli… Họ cũng đi tiên phong trong việc giới thiệu những hình thức thể thao đối kháng trên băng ra thế giới.

26 dieu thu vi ve thuy si 2

Danh tiếng trong sản xuất đồng hồ

Hầu hết những chiếc đồng hồ xa xỉ trên thế giới được sản xuất tại Thụy Sĩ như: Tissot, TAG Heuer, Rolex và Patek Philippe. Với linh kiện quý hiếm, phụ kiện cao cấp, quy trình gia công tỉ mỉ đến từng chi tiết, kiểu dáng sang trọng, đẳng cấp là những yếu tố cơ bản nhất khiến Thụy Sĩ thống trị ngành công nghiệp đồng hồ trên toàn thế giới.

Giá cả đắt đỏ

Mức lương của Thụy Sĩ rất cao nhưng niềm vui này sẽ "bốc hơi" nhanh chóng khi mua các món đồ ăn trong siêu thị. Ví dụ, một kilôgam thịt bò tại Thụy Sĩ có giá lên đến hơn 1 triệu đồng.

Giá sản phẩm tại các cửa hàng đều khá tương đồng nên cách duy nhất để tiết kiệm là mua hàng giảm giá. Hầu hết các cửa hàng ở Thụy Sĩ đều giảm 50% đối với các mặt hàng sắp hết hạn sử dụng.

Giá xăng ổn định

Giá xăng ở Thụy Sĩ ổn định đến bất ngờ. Một người đàn ông Thụy Sĩ chia sẻ rằng, năm 1979, anh phải trả 1,20 franc Thụy Sĩ cho mỗi lít xăng. Ngày nay, sau 4 thập kỷ, giá xăng ở Thụy Sĩ vẫn chỉ là 1,70 franc/lít.

26 dieu thu vi ve thuy si 3

Thuê nhà là cả một thử thách

Các chủ nhà ở Thụy Sĩ rất kỹ tính. Họ đòi hỏi nhiều loại giấy tờ để đảm bảo người thuê có khả năng thanh toán. Nếu một người nào đó không có việc làm và bảo hiểm thì rất khó tìm được nhà để thuê.

Giá thuê nhà ở Thụy Sĩ cũng rất cao, nhất là khi đó là một căn hộ gần thành phố hoặc gần hồ. Nhưng ngay cả ở những thị trấn nhỏ, giá nhà vẫn là cao so với các nước khác.

Nuôi chó phải đóng thuế

Các khoản thuế phải đóng hàng năm của người dân được xác định dựa trên cân nặng và kích thước của chú chó được nuôi. Tại Thụy Sĩ, khi muốn nuôi chó, bạn phải tham gia và đáp ứng được yêu cầu của một khóa huấn luyện về cách làm thế nào để chăm sóc vật nuôi một cách tốt nhất.

Người Thụy Sĩ rất tôn trọng tiền bảo hiểm

Người dân Thụy Sĩ đều phải có bảo hiểm y tế và tự chi trả cho nó. Mỗi người phải trả một loại thuế y tế nào đó. Người lớn trả khoảng 2.800 đôla. Việc đóng thuế y tế cho phép họ được chữa trị miễn phí.

Nếu thấy bệnh nhân có cơ hội khỏi bệnh mà không cần dùng đến thuốc, các bác sĩ ở Thụy Sĩ sẽ cố gắng không can thiệp vào. Họ sẽ không kê đơn thuốc không cần thiết. 

Người dân có thể thách thức bất kì điều luật nào dù đã được Quốc hội thông qua

Chỉ cần thu thập được 50.000 chữ ký trong vòng 100 ngày, người dân có quyền yêu cầu sửa đổi điều luật đã được quy định. Một cuộc bỏ phiếu quy mô toàn quốc sẽ được tiến hành và quyết định dựa trên số phiếu bầu đa số của cử tri.

26 dieu thu vi ve thuy si 4

Người dân Thụy Sĩ sang các nước láng giềng để mua thực phẩm

Rất nhiều người Thụy Sĩ sống gần Đức, Pháp, và Ý thường đi sang các nước này để mua thực phẩm vì giá rẻ hơn. Nhưng số lượng thực phẩm sẽ bị hạn chế khi đưa qua biên giới. Ví dụ, một người không được mang quá 20kg trái cây và rau củ, nửa cân thịt, 5 lít sữa và 3 lít nước trái cây.

Tiền phạt là một vấn đề phức tạp

Hầu hết mọi ngã tư ở Zurich đều có camera để ghi lại bất kỳ hành vi vi phạm giao thông nào. Nếu bạn mắc lỗi, bạn sẽ nhận được thông báo qua email. Bạn chỉ được để xe ở bên ngoài tối đa 1,5 giờ trong khi nếu gửi vào bãi đỗ sẽ rất đắt đỏ. Chính vì vậy, nhiều người Thụy Sĩ đã chọn phương tiện giao thông công cộng hoặc xe đạp để giảm chi phí.

Tiền phạt không chỉ dành cho hành vi lái xe vi phạm quy định giao thông mà còn dành cho bất kỳ vi phạm nhỏ nào khác. Một cô gái kể chuyện cô mua vé tàu qua ứng dụng điện tử nhưng người soát vé cho rằng đây là vé không hợp lệ vì vé mua sau 38 giây tính từ lúc tàu chuyển bánh. Cô gái cố gắng giải thích rằng internet bị chậm nhưng cô vẫn bị phạt 30 France trong khi vé tàu chỉ là 8,6 France.

Chồng phải chu cấp cho vợ trong trường hợp ly hôn

Ở Thụy Sĩ, sau ly hôn, người chồng phải chi trả tiền cấp dưỡng cho cả con lẫn vợ cũ. Theo luật, người nào có thu nhập cao hơn sẽ phải chịu tiền cấp dưỡng. Trong phần lớn trường hợp, đó là đàn ông.

26 dieu thu vi ve thuy si 5

Lối đi bộ dát pha lê

Tại thành phố Bern, phần đường dành cho người đi bộ được quét từ sơn trộn với các viên pha lê Swarovski nhỏ để tăng độ phản chiếu ánh sáng vào ban đêm. 1m2 có khoảng 500 tinh thể pha lê.

Công trình Gothard của Thụy Sĩ là đường hầm dài nhất thế giới

Với chiều dài 57km, tọa lạc tại dãy núi Alps và dài hơn đường hầm Channel nối giữa Anh và Pháp 7 km, Gotthard mất tới 17 năm để hoàn thành, đây cũng là đường hầm có chi phí cao nhất thế giới. Từ khi ra đời, Gotthard đã giảm bớt 45 phút di chuyển giữa Zurich và Lugano với vùng Rhine - Alp, đi tắt qua thành phố Rotterdam của Hà Lan, băng qua nước Đức và kết nối với cảng Genoa của Ý.

Các loại thực phẩm đều có chất lượng cao

Chính phủ Thụy Sĩ có các chính sách hỗ trợ nông dân, luật pháp bảo vệ động vật, vì thế đất nước này chỉ có thịt chất lượng cao cấp, không có thịt rẻ tiền. Rau và phomai cũng rất ngon. Người Thụy Sĩ thường ăn kèm phomai trong các bữa ăn của mình.

Có nhiều luật lệ kỳ quái

Thụy Sĩ có rất nhiều luật nghiêm ngặt. Ví dụ như khi bạn chuyển đến một nơi ở mới, bạn cần phải dành 3 ngày để đọc và hiểu tất cả các quy tắc. Hoặc ở một số căn nhà, bạn không được tắm vào buổi tối trong khi một số căn khác lại yêu cầu không được xả nước trong nhà vệ sinh vào buổi tối. Một nơi khác lại quy định bạn chỉ được tắm sau 10 giờ đêm. Người Thụy Sĩ cho rằng tiếng nước chảy gây ồn và cản trở giấc ngủ của hàng xóm!

26 dieu thu vi ve thuy si 6

Bỏ rác đúng túi

Người Thụy Sĩ có cả quy tắc đối với túi đựng rác. Bạn bắt buộc phải cho rác vào túi nếu không muốn bị phạt. Ngoài ra, một số quận ở Thụy Sĩ còn có quy định về màu sắc túi rác riêng.

An toàn của người dân đặt lên hàng đầu

Mỗi căn nhà ở Thụy Sĩ đều được thiết kế với hầm trú bom. Đó là một căn phòng có hệ thống thông gió. Ngoài ra, còn có các căn hầm trú bom công cộng dành cho 9 người với nước, thực phẩm, diêm, đồ hộp và thuốc men. Người dân còn được phát miễn phí thuốc i-ốt để dự trữ trong nhà, đề phòng trường hợp nơi ở bị tăng mức độ phóng xạ.

Sử dụng phòng giặt là chung

Người dân Thụy Sĩ vẫn duy trì truyền thống giặt đồ ở phòng giặt chung dưới tầm hầm của khu nhà. Tại đây có một bảng biểu nơi mọi người đăng ký thời gian giặt của mình. Nếu bạn vi phạm lịch giặt đã đăng ký, bạn có thể sẽ bị phạt.

Ngay cả khi nếu bạn muốn có máy giặt riêng trong nhà thì cũng rất khó vì các phòng tắm không có đường ống để nối với máy. Bạn chỉ có thể chọn cách đặt máy giặt của mình ở trong khu vực giặt là chung của khu nhà.

the gioi chocolate thuy si 6

Người Thụy Sĩ tiêu thụ Chocolate nhiều nhất trên thế giới

Người dân Thụy Sĩ tiêu thụ khoảng 11kg socola mỗi tuần, đây cũng là mặt hàng xuất khẩu chính của quốc gia này. Với hơn 18 công ty sản xuất, Thụy Sĩ xuất khẩu hơn 115.500 tấn Chocolate vào năm 2015. Họ cũng phát minh ra nhiều thiết bị độc đáo để gia tăng thêm chất lượng của Chocolate.

Sữa bò tinh khiết

Trong khi bò ở các nước khác uống hormone tăng trưởng thì các con bò ở Thụy Sĩ chỉ ăn cỏ ở các khu vực miền núi Alpine. Hàng năm có khoảng 270.000 con bò đến đây để sinh sống. Chúng quay trở về trang trại vào đầu mùa thu. Nhờ ăn cỏ, sữa bò Thụy Sĩ đặc biệt thơm ngon và đậm đặc hơn hẳn sữa bò các nơi khác.

Thụy Sĩ là nơi khởi đầu của café hòa tan

Nescafe được sản xuất bởi Nestlé vào năm 1938. Công ty này được sáng lập bởi một doanh nhân người Thụy Sĩ tên Henri Nestlé vào năm 1867, chiếm giữ hơn 10% thị trường café và cacao hàng năm.

Phụ nữ sinh con muộn

Phụ nữ ở Thụy Sĩ trở thành mẹ trung bình ở độ tuổi 30,7. Điều này một phần là do các cô gái ngày càng khắt khe hơn trong việc lựa chọn bạn đời. Hơn nữa, sinh con tại Thụy Sĩ không hề rẻ. Chi phí cho một ngày học ở trường mẫu giáo thông thường có giá khoảng 110-130 đô la.

Ngoài 26 điều thú vị về Thụy Sĩ mà chúng tôi liệt kê trên, còn vô vàn những sự thật thú vị khác sẽ khiến du khách phải bất ngờ. Hãy Book Tour Thụy Sĩ và cùng chúng tôi khám phá thêm về đất nước này nhé!