Từ thuở xa xưa, Tarantella là điệu nhảy dân gian của tầng lớp trung và hạ lưu trong xã hội Ý. Tarantella phổ biến ở miền Nam nước Ý, đặc biệt là Puglia và Campania. Theo một số nhà nhân chủng học, nó biểu hiện cho sự tán tỉnh lẫn nhau giữa nam và nữ, trong khi các nhà xã hội học cho rằng một cách để gần gũi nhau, nhìn nhau, chạm vào nhau và trao đổi đôi lời, trong một xã hội mà nam và nữ không có nhiều cơ hội tiếp xúc.
Trong điệu nhảy Tarantella, những chàng trai cô gái thường dùng sự duyên dáng để quyến rũ đối phương. Lúc này, cô gái sẽ nhảy rất nhanh và sống động để kích động bầu máu nóng của người bạn nhảy. Để đáp lại hành động tán tỉnh của cô gái, chàng trai sẽ quyến rũ cô bằng phong thái lịch thiệp và dịu dàng trong lúc nhảy.
Tarantella là sự kết hợp của sự hòa hợp và cách xa. Các vũ công ngả vào vòng tay nhau rồi lại ngay lập tức rời ra. Người dân miền Nam nước Ý tin rằng, nhảy Tarantella một mình sẽ mang lại sự xui xẻo vì vậy họ luôn luôn nhảy đôi: một chàng trai và một cô gái, hoặc hai cô gái nhảy chung với nhau.
Người dân miền Nam nước Ý tin rằng, nhảy Tarantella một mình sẽ mang lại sự xui xẻo vì vậy họ luôn luôn nhảy đôi: một chàng trai và một cô gái, hoặc hai cô gái nhảy chung với nhau. Tarantella được nhắc đến khá nhiều trong các vở kịch và ballet cổ điển
Có rất nhiều giả thuyết khác nhau về nguồn gốc của điệu nhảy này. Có người cho rằng, cái tên của nó bắt nguồn từ loại nhện độc Nam Mỹ Tarantula. Điệu nhảy này được sử dụng như liều thuốc chữa trị nọc độc từ vết cắn của con nhện. Dàn nhạc dân tộc sẽ chơi nhạc và người bị nhện cắn sẽ nhảy không ngừng để ngăn không cho nọc độc lan nhanh vào cơ thể.
Một giả thuyết khác liên quan đến một câu chuyện tôn giáo thời Trung Cổ: 15 chàng trai và 4 cô gái đã nhảy múa và hát rất to tiếng trước sân nhà thờ St Magnus. Điều này làm ảnh hưởng đến các vị linh mục trong nhà thờ. Quá nổi giận, họ đã cầu xin Chúa và thánh Magnus để cho những người thanh niên phải nhảy múa quanh năm.
Câu chuyện thứ ba về nguồn gốc của Tarantella là từ 2 ngôi làng Toranto và Tarantum. Những người phụ nữ của làng khi làm việc trên đồng nhảy vũ điệu này đến toát mồ hôi để nọc độc của những loài côn trùng theo mồ hôi mà toát ra ngoài.
Trong cuốn sách "Con người những điều kỳ diệu", tác giả Thẩm Chưởng Vinh cũng đề cập tới câu chuyện về một vũ khúc Talantic huyền thoại kỳ lạ với rất nhiều điểm tương đồng với điệu nhảy Tarantella hiện nay của người Ý. Theo đó, Talantic là vũ khúc dân gian Ý được lưu hành chủ yếu ở Châu Âu vào thế kỷ XIX. Các nhạc sĩ tài danh như: Soopanh, Frierich, Mendelsohn, Rossini, Viniopxki... đều sáng tác những nhạc khúc vô cùng sinh động theo dạng thức của vũ khúc này.
Vũ khúc Talantic sản sinh tại hải cảng Tarenter. Hải cảng này thuộc phần đất Apulia ở phía Đông Nam nước Ý. Apulia là vùng nắng nóng, đất đai khô cứng, trời nắng như lò nung. Người dân vùng này có mái tóc đen, nước da màu xanh chàm, nhạy cảm, ham hoạt động, tính tình vui nhộn. Ở đây có một loại nhện Talantic, ai bị nó cắn liền mắc bệnh Talantic. Loại bệnh này thường phát sinh vào tháng 7 - 8, lúc thời tiết nóng nực nhất. Bệnh nhân mắc bệnh bỗng dưng có cảm giác như bị ong đốt, vùng dậy, lao ra đường, say sưa nhảy múa giữa phố xá. Lúc đó, hầu hết những người bị nhện cắn đầu nhập cuộc nhảy múa, không phân biệt tuổi tác, giới tính, dân tộc...
Theo tài liệu của hai bác sĩ và một cụ già người Ý từng được nghe tiền nhân kể lại, căn bệnh quái lạ đã lan tràn ở thế kỷ XVII. Những nạn nhân của loài nhện độc thường tụ tập, nhảy múa, có khi do ảo giác, họ ăn mặc những bộ quần áo đẹp nhất, đầu đội vòng kim loại lấp lánh hoặc đồ trang sức rực rỡ. Họ thích những màu tươi tắn như màu đỏ, xanh và vàng, ghét màu đen. Ai thấy màu đen thì hét toáng lên, người mặc đồ đen sẽ bị đánh, quát, đẩy lùi ra xa.
Mọi bệnh nhân khi nhảy múa tay họ đều vẫy mảnh vải hồng, có người ném cành cây lan xuống nước, họ không bao giờ hơ những thứ đó trước mặt hoặc ở cổ. Họ uống nhiều rượu, ca hát, có người cầm kiếm như hiệp sĩ.
Nhiều người cho rằng, muốn chữa khỏi căn bệnh quái lạ này, âm nhạc và nhảy múa là phương pháp hữu hiệu nhất. Nếu tiếng nhạc ngừng, bệnh nhân có thể chết lâm sàng từ một tiếng đồng hồ đến mấy ngày. Chính vì thế, ở vùng Apulia ở thế kỷ XVII, nhạc sư luôn được các nơi đón rước.
Một số bệnh nhân nhảy múa từ 4-6 ngày, thậm chí có một số bệnh nhân cá biệt, nhảy múa từ 2 tuần lễ đến một năm. Thường họ bắt đầu nhảy múa từ lúc mặt trời mọc, đến 11h00, cũng có khi họ nghỉ một lúc nhưng không phải do mệt mà vì họ thấy nhạc đệm lạc điệu, mãi tới khi nhạc công lần đúng điệu, lại nhảy tiếp.
Buổi trưa họ nghỉ, nằm trên giường, mồ hôi tháo ra, sau đó lau sạch người, ăn ít cháo thịt. Khoảng 13h00, muộn lắm là 14h00 lại bắt đầu nhảy múa tới tối. Suốt mấy ngày như thế, bệnh nhân kiệt sức, bệnh cũng dần dà khỏi. Nhưng hàng năm cứ đến lúc thời tiết nóng nực, chất độc trong cơ thể bệnh nhân vẫn có thể hoành hành, cho nên mùa hè hàng năm dân địa phương phải tuân thủ tập tục, thậm chí có người phải duy trì việc nhảy múa suốt 30 mùa hè.
Cũng có một số người không mắc bệnh, giả vờ làm bệnh nhân, nhập vào đoàn người nhảy múa. Phần lớn số người giả vờ làm bệnh nhân là các cô gái thời xuân sắc hoặc người sống độc thân. Có nhiều người gọi đùa kiểu nhảy múa này là "Hội vui nồng nàn của phụ nữ".
Sang thế kỷ XVII, bệnh Talantic dường như chấm dứt, loại nhện này cũng hết chất độc và căn bệnh quái lạ này trở thành huyền thoại. Hồi ấy có một bác sĩ tên là Fedic Nande cho rằng, theo quan điểm của một số người, bệnh Talantic đơn thuần là hư cấu vì không thể có nhiều người nghèo tham gia đến thế, nhất là phụ nữ cùng khổ làm gì có tiền để nộp cho nhạc sư. Người ta nhảy múa như thế là cốt xóa đi nỗi đau khổ cũng có nghĩa là mắc chứng ức chế bệnh điên.
Vị bác sĩ nọ còn giải thích: Apulia vốn là thuộc địa của Hi Lạp. Truyền thống cổ Hy Lạp chiếm ưu thế cực mạnh. Người địa phương một mực tin ở học thuyết của Pythagoras, đồng thời sùng tín tục tế lễ thần rượu. Trong nghi lễ tế thần này, mọi người ăn mặc những bộ quần áo sặc sỡ giống như khi múa Talantic.
Đạo Kito đặt chân vào Apulia khá muộn, bị sự chống đối của truyền thống Hy Lạp vốn thâm căn cố đế trong lòng nhân dân địa phương. Đến trung thế kỷ, giáo đường thay cho miếu thờ, mọi người nhảy múa coi như phạm tội, sẽ có một ngày, ý nghĩa nhảy múa được thay đổi. Kiểu nhảy múa lúc tế thần trước kia được xuất hiện dưới hình thức mắc bệnh nhện độc cắn, âm nhạc, nhảy múa và những động tác phóng túng được tồn tại một cách hợp pháp, người ta nhảy múa mà không sợ phạm tội, vì họ là nạn nhân của loài nhện độc.
Mọi kiểu chuẩn đoán về nguồn gốc điệu nhảy Tarantella và căn bệnh Talantic đều thiếu luận cứ, nên đây vẫn là vấn đề đem lại niềm hứng thú cho nhiều nhà khoa học, nhiều nhạc sĩ và chuyên gia lịch sử văn hóa. Nếu du khách cũng có hứng thú muốn tìm hiểu thêm về vũ khúc huyền thoại này, đừng quên đồng hành cùng chúng tôi trong hành trình du lịch Ý nhé! Chúc du khách có một chuyến đi vui vẻ và đầy thú vị!
Tin mới
- 7 thói quen kỳ lạ của người Thụy Điển - 25/06/2024 17:05
- Fika - Nét đẹp văn hóa của Thụy Điển - 25/06/2024 16:34
- Selma - loại bánh kem thơm ngon đến mức khiến vua Thụy Điển qua đời vì no - 23/06/2024 16:28
- Top 6 món bánh ngọt ngào góp phần tạo nên "thương hiệu ẩm thực Thụy Điển" - 23/06/2024 15:50
- 8 nhà hàng lý tưởng để du khách khám phá ẩm thực Stockholm, Thụy Điển - 06/06/2024 16:12