Arrow
Arrow
Slider

 

Đảo Mont Saint Michel là hòn đảo nhỏ nhất nước Pháp, đảo còn được biết đến với tổ hợp hàng trăm công trình kiến trúc tự nhiên và nhân tạo vô cùng độc đáo.

Dao Phap 1.1

Đảo Mont Saint Michel được người dân Pháp gọi là đảo đá. Đảo đá Mont Saint Michel nằm ở thành phố Normandy của nước Pháp, cách thủ đô Paris hơn 350 km và cách bờ biển phía Tây Nam của đất nước chỉ 1km. Với diện tích nhỏ bé và bốn mặt giáp biển nên cư dân trên đảo vỏn vẹn chưa đến 50 người. Hàng năm có gần 3 triệu lượt du khách đổ về đây tham quan. Với con số thống kê đó, phần nào nói lên sức hấp dẫn lớn từ hòn đảo bé nhỏ này.

Sự hùng vĩ và dáng vẻ bên ngoài bí ẩn như một tòa lâu đài trong cổ tích của tu viện đã khiến các nhà làm phim Hollywood lựa chọn nơi này để quay bộ phim Chúa tể của những chiếc nhẫn.

Thời xa xưa, vùng đất này nằm nối với dải đất liền của Pháp. Theo thời gian, sự xói mòn của nước biển đã bào mòn đất đá kiến tạo nên hòn đảo Mont Saint Michel xinh đẹp như ngày nay. Thế kỷ thứ 8 sau Công nguyên, Mont Saint Michel là một pháo đài trọng yếu của nước Pháp và cũng là nhà thờ chính của tòa thành Saint Michel. Chính vì lý do đó mà hòn đảo được đặt trên là Saint Michel.

Tên gọi Mont-Saint-Michel còn được đặt theo truyền thuyết Đức Giám mục Thánh Aubert d’Avranches trong một giấc ngủ của mình, đã ba lần nhận được lệnh của thánh Saint-Michel xây dựng một tu viện trên đảo. Năm 708, thánh Aubert d’Avranches thực hiện ý chỉ này và hai năm sau đó, năm 710, công trình được hoàn thành. Tên gọi trước kia của đảo là Mont-Tombe cũng được đổi tên là Mont-Saint-Michel cũng từ đó.

Kiến trúc bên trong tu viện Mont Saint Michel

Dao Phap 1.2

Trước khi được định hình như ngày nay, Mont-Saint-Michel đã nếm trải biết bao thăng trầm của lịch sử. Sau một vụ cháy lớn năm 922 thiêu trụi toàn bộ những công trình tôn giáo đầu tiên gồm cả tu viện Mont-Saint-Michel. Năm 966, Công tước vùng Normandie là Richard I đã cho xây dựng một tu viện dòng Benedict trên đảo. Được gia cố và xây dựng thêm nhiều phần, nhưng vào năm năm 1203, tu viện Mont-Saint-Michel lại bị đốt cháy. Vua Pháp khi đó là Phillip Augustus đã dành một khoản tiền lớn của mình để xây dựng lại nhà thờ. Năm 1228, một tu viện mới được xây dựng lại với theo phong cách Gothich với những kiến trúc cơ bản vẫn còn giữ được đến ngày nay.

Trước đâu phải chở thủy triều rút mới có thể ra đảo nhưng năm 1879, chính quyền đã cho xây 1 câu cầy bắc nối đất liền với đảo. Còn một đặc điểm nữa khiến cho đảo đá Mont-Saint-Michel không giống bắt kỳ một hòn đảo nào khác trên thế giới, đó là nó luôn biến đổi theo sự biến đổi của thủy triều. Ít có nơi nào trên thế giới, thủy triều lại thay đổi nhanh và mạnh như ở đây. Một năm có khoảng 53 ngày nước thủy triều lên mức đỉnh điểm, và sự lên xuống của thủy triều diễn ra rất nhanh chỉ trong vài tiếng đồng hồ. Chính sự thay đổi của thủy triều làm cho Mont-Saint-Michel lúc thì như một pháo đài trên cạn, lúc lại giống như một lâu đài kỳ bí giữa đại dương.. Có lẽ cũng vì lý do này mà Mont-Saint-Michel đã từng được coi là một pháo đài trong cuộc chiến tranh giữa Anh và Pháp.

Sau cuộc chiến đó có thời gian, Mont-Saint-Michel còn trở thành nhà tù trong hơn 100 năm, từ cuối thời kỳ Phục hưng tới Cách mạng Pháp. Khi cuộc cách mạng Pháp diễn ra, Mont-Saint-Michel trở thành một nhà tù thực sự. Nhiều căn phòng trong tu viện này đã được chuyển thành những công xưởng với hàng trăm người lao động khổ sai. Hiện nay, Mont-Saint-Michel vẫn còn lưu giữ những hệ thống dòng dọc dùng để vận chuyển tù nhân. Các phạm nhân đứng bên trong bánh xe lớn và dùng sức làm quay bánh xe, vận chuyển tù nhân từ dưới chân đồi lên trên. Dưới sức ép của nhiều nhà văn, trong đó có Victor Hugo, Flaubert... nhà tù Mont-Saint-Michel đã bị bãi bỏ năm 1863.

Nhìn từ ngoài vào, hòn đảo thực chất chỉ như một công trình kiến trúc với một lâu đài lớn và một vài công trình nhỏ xung quanh. Toàn bộ kiến trúc trên đảo đều mang phong cách Gothic và đa phần được xây dựng bằng đá, mang đến cho kiến trúc của đảo một vẻ đồng nhất.

Trước đây đảo được nối với đất liền bằng 1 cây cầu đất tự nhiên, chỉ khu thủy triều rút thì cây cầu này mới hiện ra còn bình thường muốn sang đảo phải đi bằng thuyền. Tuy nhiên bởi số lượng khách thăm quan đến đảo ngày càng đông, năm 1879 chính quyền đã cho xây dựng một con đê nối từ đảo vào đất liền. Cho đến nay, sau bao nhiêu thế kỷ, hòn đảo này không hề suy giảm sức hút mà ngày càng nổi tiếng hơn trên khắp thế giới. Gần 50 người dân sống trên đảo ngày nay sinh sống bằng nghề phục vụ và làm dịch vụ du lịch. Dịch vụ nhà hàng cũng như các dịch vụ du lịch khác trên đảo được quản lý rất chặt chẽ bởi số lượng khách du lịch quá lớn đã và đang trở thành mối đe dọa với di sản này. Bên cạnh đó, vì là một hòn đảo nên mỗi khi nước biển dâng cao, sóng đánh ăn mòn gây ảnh hưởng nhiều đến kiến trúc của các công trình nơi đây.
Năm 2009, Unesco đã xếp di sản văn hóa này vào danh sách những di sản cần bảo vệ. Vì vậy, một đập nước đã được xây dựng vắt quá con sông hướng ra đảo nhằm ngăn chặn việc nước biển dâng gây ngập lụt ở hòn đảo bé nhỏ này.

Chính quyền địa phương đang có kế hoạch xây dựng dự án xe điện phục vụ khách du lịch thăm quản đảo để giảm thiểu ô nhiễm đến môi trường cũng như cảnh quan chung của Mont-Saint-Michel.

Đảo Mont-Saint-Michel không hổ danh là một trong ba điểm thăm quan hàng đầu của nước Pháp, cùng với tháp Eiffel và lâu đài Versailles. Đảo Mont Saint Michel luôn luôn kỳ bí và có sức hấp dẫn đặc biệt với khách thăm quan, du lịch.

Theo Disanthegioi.vn