Arrow
Arrow
Slider

1 - Bảo tàng Nghệ thuật và Lịch sử

Bảo tàng Nghệ thuật và Lịch sử là viện bảo tàng lớn nhất của Geneva, đồng thời cũng là một trong những bảo tàng quan trọng nhất của thành phố. Bảo tàng đặt trong tòa nhà được thiết kế bởi Marc Camoletti. Trước đây, bảo tàng vốn là một viện nghiên cứu có từ năm 1826. Vào nửa sau của thế kỷ 19, những bộ sưu tập

được mở rộng rất nhiều, điều này khiến việc xây dựng các phòng triển lãm mới trở nên cần thiết.

Vào năm 1897, Viện nghiên cứu Société Auxiliaire du Musée de Genève đã được thành lập với mục tiêu tạo ra một bảo tàng mới, do đó, vào năm 1900, thành phố Geneva đã tổ chức một cuộc kiến ​​trúc.

11 bao tang o geneva thuy si 1

Bảo tàng Nghệ thuật và Lịch sử được xây dựng từ năm 1903 đến năm 1910. Không gian triển lãm của Bảo tàng bao gồm 4 tầng với diện tích 7.000m². Kiến trúc của Bảo tàng như một kho báu với sân trong và phần mặt tiền được nhấn nhá bằng những tác phẩm điêu khắc của Paul Amlehn. Không dừng lại ở đó, tại đây còn có một đầu hồi hình tam giác ẩn chứa dụng ý nghệ thuật. Tiếp đó, trên một trụ ngạch ở phần trên của mặt tiền là tên tuổi của những nghệ sĩ đến từ Geneva.

Các bộ sưu tập được chia thành nhiều chủ đề chuyên sâu: Nghệ thuật Ứng dụng, Mỹ thuật và khảo cổ học. Bảo tàng có một khu vực nghệ thuật dành riêng cho những bức vẽ từ thời trung cổ đến thế kỷ XX bao gồm các tác phẩm của Konrad Witz, Rembrandt, Modigliani và Rodin. Bên cạnh đó, khu vực Nghệ thuật Ứng dụng bao gồm: nghệ thuật Đông La Mã, các vũ khí thời trung cổ, đồ dùng bằng bạc và các nhạc cụ lịch sử. Một phần của Bảo tàng đã được thiết kế nội thất theo phong cách thế kỷ XVII của Lâu đài Hạ cung ở Zizers với những tấm ván và đồ đạc bằng gỗ. Trong khu vực khảo cổ học là những vật chứng từ Châu Âu tiền sử, Ai Cập cổ đại, văn hóa Châu Phi, văn hóa Hy Lạp và văn hóa La Mã. Những tác phẩm thú vị khác trong bộ sưu tập này còn có nghệ thuật kính màu từ thời Trung cổ, áo giáp từ thế kỷ XII, đồng hồ Thụy Sĩ và cả những chiếc bình hoa từ thời Hy Lạp.

2 - Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên

Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên là nơi nghiên cứu, bảo tồn di sản thiên nhiên và lịch sử cũng như phổ biến kiến ​​thức. Bảo tàng này bắt đầu hoạt động vào cuối thế kỷ 18 và đã thay đổi địa điểm ở Geneva nhiều lần trước khi sở hữu tòa nhà hiện tại nằm ở Parc de Malagnou. Đây là bảo tàng lịch sử tự nhiên lớn nhất ở Thụy Sĩ và là nơi lưu giữ gần một nửa bộ sưu tập của đất nước. Những bộ sưu tập khoa học này bao gồm di sản của các nhà tự nhiên học Genevan, như Fatio, Forel, Jurine, Pictet và Saussure, cũng như bộ sưu tập của các nhà tự nhiên học vĩ đại khác, như Lamarck và Delessert từ Pháp. Tổng cộng có gần 15 triệu mẫu vật, trong đó có hàng chục nghìn mẫu vật có tầm quan trọng quốc tế. Chúng liên tục được làm phong phú nhờ nghiên cứu thực địa được thực hiện bởi các nhà nghiên cứu làm việc tại viện, những người phát hiện ra khoảng 50 loài mới mỗi năm. Bảo tàng ở Geneva đã xuất bản 'Tạp chí Động vật học Thụy Sĩ' kể từ khi thành lập vào năm 1893 và "Tạp chí Cổ sinh vật học", được thành lập vào năm 1982.

12 bao tang o geneva thuy si 2

Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên có một thư viện tài liệu khoa học quan trọng (bao gồm động vật học và khoa học trái đất), cũng như tài liệu lưu trữ. Nó được tạo ra vào năm 1832 theo gợi ý của François Jules Pictet de La Rive và bao gồm hàng nghìn tác phẩm quý giá. Kể từ những năm 1980, nơi đây là nơi lưu giữ bộ sưu tập của hiệp hội chim"'Nos Oiseaux" cũng như một bộ sưu tập quan trọng dành riêng cho loài dơi. Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên có một trung tâm về loài dơi từng được quản lý bởi chuyên gia về loài dơi Villy Aellen. Đây là nơi đặt Trung tâm Điều phối Nghiên cứu và Bảo vệ Dơi ở phương Tây, nơi tổ chức các sự kiện cho Đêm Dơi Châu Âu hàng năm. 

3 - Bảo tàng Lịch sử và Khoa học

Bảo tàng Lịch sử và Khoa học là một bảo tàng nhỏ dành riêng cho mảng lịch sử của khoa học tại Geneva. Bảo tàng nằm trong biệt thự Bartholoni, được thiết kế bởi Félix-Emmanuel Callet và xây dựng vào năm 1830 như là nơi nghỉ hè cho các nhân viên ngân hàng ở Paris, trong đó có Jean-François Bartholoni. Sau đó, nơi này được khôi phục rộng rãi từ năm 1985 đến năm 1992, nằm trong Công viên La Perle du Lac, nhìn ra Hồ Geneva, cạnh Nhà kính và Vườn Bách thảo của thành phố.

12 bao tang o geneva thuy si 1

Bảo tàng được thành lập vào năm 1964 bởi nhiệt huyết của Bảo tàng và Hiệp hội phê bình Lịch sử Khoa học (the Museum and review of the History of Science Association), sau một cuộc triển lãm lịch sử khoa học tại bảo tàng Rath. Ngay khi mở cửa, Viện Vật lý và Thiên văn Thụy Sĩ đã dành tặng nơi này những công cụ lịch sử của họ nhằm đóng góp cho bộ sưu tập.

Ban đầu, Bảo tàng Lịch sử và Khoa học được liên kết với Bảo tàng Nghệ thuật và Lịch sử. Từ năm 2006 trở đi, Bảo tàng chuyển sang liên kết với Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Geneva. Các bộ sưu tập chủ yếu bao gồm những thiết bị đo lường khoa học từ thế kỷ XVII đến thế kỷ XIX như: kính hiển vi, kính thiên văn, nhiệt kế,... Trong đó chủ yếu là các thiết bị cũ của các nhà khoa học Geneva như: Saussure, Pictet, de la Rive và Colladon. Bảo tàng cũng trưng bày các thí nghiệm thực tiễn phía trong tòa nhà và một số cuộc triển lãm xung quanh công viên. Những cuộc triển lãm giúp khách tham quan hiểu rõ hơn về quá trình phát triển khoa học theo các chủ đề như: thiên văn, kính hiển vi, điện hoặc khí tượng học. 

4 - Bảo tàng Ariane

Bảo tàng Ariane (Bảo tàng Gốm sứ và Thủy tinh) nằm bên bờ hồ Geneva là nơi lưu giữ các tác phẩm nghệ thuật gốm sứ và thủy tinh. Đây là bảo tàng duy nhất ở Thụy Sĩ, và là một trong những bảo tàng quan trọng nhất ở Châu Âu, dành riêng cho các tác phẩm lò nung thủ công.

Từ năm 1877 đến năm 1884, Bảo tàng Ariane được xây dựng theo kiến trúc tân Baroque và tân cổ điển. Tên Ariane được đặt theo Ariane de la Rive, mẹ của nhà sưu tập nghệ thuật Gustave Revilliod - người đã để lại tòa nhà cùng bộ sưu tập của mình cho thành phố. Tòa nhà hiện tại cũng là nơi đặt trụ sở của Học viện Gốm sứ quốc tế.

12 bao tang o geneva thuy si 3

Bảo tàng trưng bày hơn 20.000 tác phẩm gốm sứ và thủy tinh có niên đại 1.300 năm trong bộ sưu tập lò nung thủ công. Các vật chứng đã làm sáng tỏ những kỹ thuật làm gốm và thủy tinh khác nhau của hơn 1.000 năm trước; đồng thời cũng cho ta một cái nhìn bao quát về hoàn cảnh lịch sử, địa lý và nghệ thuật đương thời.

Gốm sứ có nguồn gốc từ Châu Âu, Đông Á, Trung Đông, bao gồm: đồ gốm, đồ đất nung, đồ sứ và các kĩ nghệ Trung Quốc. Bảo tàng cũng có cả một bộ sưu tập Hồi giáo và một bộ sưu tập đồ sứ phương Đông, trong đó bao gồm đồ sành Delft, đồ sứ Meissen và đồ sứ Nhật Bản. Ngoài ra, một số tác phẩm từ thế kỷ XX cũng được Bảo tàng lưu giữ và trưng bày.

Từ năm 1934, Bảo tàng Ariane trở thành thành viên của Hiệp hội Bảo tàng Nghệ thuật và Lịch sử Geneva (Les Musées d'Art et d'Histoire Geneve), do Bảo tàng Nghệ thuật và Lịch sử đứng đầu.

5 - Bảo tàng Dân tộc học Geneva

Bảo tàng Dân tộc học Geneva được thành lập vào ngày 25/9/1901 theo sáng kiến của Giáo sư Eugène Pittard (1867-1962) - vị chủ nhiệm đầu tiên của Khoa Nhân học tại Đại học Geneva. Giáo sư Eugène Pittard đã thu thập các bộ sưu tập, trong đó chủ yếu là các bộ sưu tập dân tộc học của Bảo tàng Khảo cổ học và Bảo tàng Ariana cùng một số tài sản từ bảo tàng Truyền giáo Tín ngưỡng xã hội và các vũ khí từ Bảo tàng Lịch sử Geneva.

12 bao tang o geneva thuy si 4

Ban đầu, Bảo tàng Dân tộc học Geneva được đặt trong biệt thự Mon Repos. Năm 1939, Bảo tàng chuyển vào các tòa nhà bỏ trống của trường tiểu học Mail ở đại lộ Carl Vogt. Bảo tàng mở tòa nhà mới vào ngày 12/7/1941, chia sẻ không gian với Khoa Nhân học của Đại học Geneva cho đến năm 1967. Tòa nhà cũng đã được mở rộng vào năm 1949. Giữa năm 1980 và năm 2001, ba đề xuất xây dựng một bảo tàng mới ở quảng trường Sturm đã bị từ chối. Thành phố sau đó dự kiến cải tạo và mở rộng tòa nhà ở địa điểm hiện tại và đã được thông qua dự án bởi Hội đồng thành phố vào ngày 21/3/2007. Sau 4 năm xây dựng, toà nhà mới của Bảo tàng được mở cửa vào ngày 31/10/2014. Nó được thiết kế bởi Graber Pulver Architekten AG cùng sự hợp tác với công ty kỹ thuật dân dụng Weber + Brönnimann EG.

Các bộ sưu tập và phòng họp nằm ở tầng hầm. Quán ăn, cửa hàng lưu niệm và phòng bán vé nằm ở tầng trệt, đối diện khu vườn. Trên lầu là các phòng hội thảo về tiếp cận và phục hồi văn hoá cùng thư viện. Thư viện được đặt theo tên của nhà bảo trợ hào phòng Marie Madeleine Lancoux, tại đây bao gồm một không gian nhỏ để nghe những bản nhạc từ khắp nơi trên thế giới. Tòa nhà cũ cũng đã được cải tạo, trở thành nhà của văn phòng và là nơi tổ chức các hội thảo dân tộc học. Quần thể 3 tòa nhà bao gồm: Bảo tàng cũ, Bảo tàng Dân tộc học mới (MEG) và trường tiểu học bao quanh một quảng trường nhỏ với nhiều cây và hoa.

6 - Bảo tàng Mỹ thuật Đương đại

Đây là bảo tàng nghệ thuật đương đại lớn nhất và cũng trẻ tuổi nhất ở Thụy Sĩ. Bảo tàng nổi tiếng trên thế giới, đóng vai trò như một điểm tham khảo cho giới nghệ thuật đương đại. Công trình Bảo tàng dựa trên một bộ sưu tập gồm 4.000 mẫu, 1/3 trong số đó thuộc sở hữu của Bảo tàng.

12 bao tang o geneva thuy si 5

Kể từ khi mở cửa vào năm 1994, Bảo tàng đã tổ chức hơn 450 triển lãm, phản ánh sự đa dạng và sáng tạo của các công trình nghệ thuật ở Thụy Sĩ nói riêng và trên thế giới nói chung.

7 - Bảo tàng Patek Philippe

Bảo tàng Patek Philippe là nơi trưng bày về lịch sử và văn hoá chế tạo đồng hồ của Thụy Sĩ. Hầu hết bảo tàng được thiết kế bởi vị kiến trúc sư tài năng William Henssler vào năm 1919. Có lịch sử lâu đời và thú vị, bảo tàng này đã chứng kiến việc cắt đá quý dưới cái tên Heller & Son, đồ trang sức sản xuất bởi công ty Ponti Gennari và Piaget; cùng với việc sản xuất đồng hồ đeo tay và vòng đeo tay từ năm 1975 bởi Les Ateliers Reunis cho Patek Philippe. Cuối cùng, sau khi trải qua toàn bộ quá trình tu sửa và mở rộng vào năm 1999, bảo tàng đã nhận được một bộ sưu tập các mẫu đồng hồ đẹp nhất được biết đến cho tới ngày nay. Đây chắc chắn là nơi lưu giữ nhiều di sản quý giá của những thiên tài.

12 bao tang o geneva thuy si 6

Sự phát triển của nghệ thuật chế tạo đồng hồ (đặc biệt là ở Geneva) là trọng tâm của Bảo tàng. Có 2 bộ sưu tập chính bao gồm: Bộ sưu tập đồng hồ cổ và Bộ sưu tập Patek Philippe. Bộ sưu tập đồng hồ cổ bao gồm các tác phẩm từ thế kỷ XVI đến XIX có nguồn gốc từ Châu Âu, Thụy Sĩ và đặc biệt là Geneva. Một trong những vật trưng bày vô giá tại đây chính là sản phẩm đã từng được đeo bởi Nữ hoàng Sissi yêu dấu của nước Áo. Các tác phẩm trong bộ sưu tập Patek Philippe là những chiếc đồng hồ được sản xuất bởi công ty này trong 175 năm qua kể từ khi họ bắt đầu kinh doanh. Công ty trở nên nổi tiếng khi Nữ hoàng Victoria của Anh thích thú với sản phẩm đồng hồ của họ. Điều này đã thu hút sự chú ý của công chúng và khiến chiếc đồng hồ trở thành cơn sốt với những người giàu có, nổi tiếng và quyền lực. Trụ sở công ty tại Geneva được thành lập vào năm 1839.

Bảo tàng có bài thuyết trình nghe nhìn về bộ sưu tập. Bên cạnh đó còn có một thư viện về nghệ thuật làm đồng hồ và các vật dụng liên quan.

8 - Bảo tàng Barbier Mueller

Nằm ở trung tâm của Old Town Geneva, Bảo tàng Barbier Muller bảo quản, trưng bày và nghiên cứu một bộ sưu tập bắt đầu bởi Josef Mueller năm 1907 và được thực hiện cho đến ngày nay bởi những người thừa kế của ông. Được biết, Barbier Mueller Museum mở cửa vào tháng 5/1977, ba tháng sau khi Josef Mueller qua đời. Nhiều bạn bè, những người yêu thích nghệ thuật và giới chuyên môn từ khắp nơi trên thế giới đã tham gia vào sự kiện này. Họ sớm cùng nhau thành lập Hội Những Người Bạn của Hiệp hội Bảo tàng Barbier Mueller mà ngày nay có gần một nghìn thành viên.

Hiện nay, Bảo tàng Barbier Muller đang bảo quản và trưng bày hơn 7.000 bài báo bao gồm các tác phẩm nghệ thuật từ những bộ lạc cũng như các tác phẩm điêu khắc, vải và đồ trang sức từ các nền văn minh "nguyên thủy" khắp nơi trên thế giới. Nhiều trong số đó là kiệt tác vô giá. Ngày nay, những sản phẩm mang tính "lịch sử" này không thể tìm thấy được ở bất cứ nơi nào khác, điều đó đã khiến bộ sưu tập trở nên quan trọng nhất trên thế giới về loại hình này.

12 bao tang o geneva thuy si 7

Các khu vực chính xếp theo thứ tự quan trọng là Châu Phi, Đông Ấn ("nguyên thủy" Indonesia), Châu Đại Dương, Châu Mỹ (trước và sau Colombia), bộ lạc Châu Á, và tiền sử hoặc các giai đoạn của các nền văn minh cổ đại (Hy Lạp, Ý, Nhật Bản, Đông Ấn).

Bảo tàng Barbier Muller có 3 điểm nổi bật: Thứ nhất là bộ sưu tập bắt đầu sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, tại đây có rất nhiều hiện vật "lịch sử" không thể tìm thấy được ở bất cứ nơi đâu; Thứ hai, đây là bộ sưu tập lớn nhất trên thế giới; Cuối cùng, Bảo tàng là nơi liên tục xuất bản tài liệu mới cho các cuộc triển lãm trên toàn thế giới (khoảng 100 bảo tàng khác trong 39 năm).

9 - Bảo tàng Quốc tế về Cải Cách

Bảo tàng Quốc tế về Cải Cách mở cửa chính thức vào ngày 15/4/2005, lưu giữ thông tin về lịch sử của các giáo phái Kháng Cách từ buổi đầu tiên và đặc biệt chú trọng vào các thông tin liên quan đến cuộc Cải Cách Tin Lành do Martin Luther, John Calvin và những người khác khởi xướng. Bảo tàng nằm trên phố Cour Saint-Pierre, trong tòa nhà Maison Mallet được xây vào thế kỷ XVIII. Trước đó, nơi này chính là Tu Viện Thánh Peter, nơi cuộc cải cách được bỏ phiếu đồng thuận vào năm 1536.

12 bao tang o geneva thuy si 8

Trong bảo tàng có 500 hiện vật bao gồm hình ảnh, bản khắc, tài liệu, tranh vẽ, huân chương,… chứa đựng nhiều thông tin về sự hình thành của hoạt động Cải Cách Tin Lành như lý tưởng của cuộc cải cách hay cuộc đời của những người đã tham gia cống hiến cho hoạt động này. Các hiện vật quan trọng có chú thích và băng ghi âm giới thiệu bằng 3 thứ tiếng Anh, Pháp và Đức.

Bảo tàng có 2 tầng với 13 phòng. Các phòng của bảo tàng được phân chia theo chủ đề và trình tự thời gian. Phòng đầu tiên giải thích cho du khách rằng Kinh Thánh là nền tảng cho cuộc Cải Cách trong thế kỷ XVI. Để người bình thường có thể hiểu được, những nhà cải cách đã dịch Kinh Thánh (vốn được coi là "Lời của Chúa") sang tiếng địa phương. Điều này kết hợp với kỹ thuật in ấn vừa được phát minh tại thời điểm đó đã góp phần rất lớn trong việc đem Kinh Thánh đến với đại chúng. Các phòng khác bao gồm Phòng Lớn, Phòng Barbier-Muller (Nói về cuộc Cải Cách và Chiến Tranh Tôn Giáo tại Pháp), và các phòng nói về cuộc Cải Cách trong từng thế kỷ (từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XXI).

10 - Bảo tàng Ván trượt Geneva

Bảo tàng Ván trượt Geneva là một bảo tàng thú vị tại trung tâm thành phố Geneva thành lập từ năm 1995. Đây là một trong ba tổ chức cuối cùng trên thế giới còn đang bảo tồn di sản này. Bảo tàng Ván trượt Geneva cho phép khách từ khắp nơi trên thế giới chiêm ngưỡng các tác phẩm đã hơn 60 năm tuổi. Tại đây còn là nơi thường xuyên tổ chức các buổi triển lãm và trình diễn của các nghệ sĩ từ khắp nơi trên thế giới.

12 bao tang o geneva thuy si 9

Một số tác phẩm nổi bật của Bảo tàng phải kế đến như: ván trượt The Dude của Rat Finch, the Gator - nhận được từ Sylvestre ở Bruxelles, The Old, The Muska -sưu tập được từ hồ Geneva, The Brushie, The Ford Gt40 deck, RIP Blind Rudy Johnson,... Ngoài ra nơi đây còn sở hữu đường trượt ván mini the Keith Haring, các móc khóa khắc chữ "The Geneva sk8 Board Museum" và nhiều loại ốc vít cũng như thiết bị chuyên dụng.

Ngày nay, Bảo tàng Ván trượt Geneva đang gặp phải một thử thách lớn khi phần mái nhà đã bị cơn bão lớn phá hủy, gây thiệt hại nặng nề cho bộ sưu tập của các nghệ sĩ. Bảo tàng đã phải đi thu thập các nguồn vốn và hỗ trợ nhằm khắc phục tình trạng này cũng như để duy trì hoạt động. Các cộng tác viên của Bảo tàng cũng đang tìm kiếm thêm ý tưởng, đề xuất cũng như hiện vật để trưng bày tại đây. 

11 - Bảo tàng Hội chữ thập đỏ Quốc tế

Bảo tàng Hội chữ thập đỏ Quốc tế có trụ sở tại Geneva, được thành lập nhằm ghi lại những bước phát triển quan trọng nhất trong lịch sử của chủ nghĩa nhân đạo. Quá trình xây dựng cơ sở vật chất bắt đầu vào năm 1985 và kéo dài trong 3 năm. Cuối cùng, Bảo tàng ra mắt công chúng vào năm 1988. Tuy nhiên, nguồn gốc của Bảo tàng lại có từ sớm hơn thế, vào năm 1963. Sáng kiến mở một bảo tàng Chữ thập Đỏ đã được đưa ra trùng với dịp kỷ niệm một trăm năm thành lập của Ủy ban Chữ thập đỏ Quốc tế (ICRC).

Từ khi Bảo tàng bắt đầu đi vào hoạt động năm 1988 (khi đó được đặt tên là Bảo tàng Quốc tế Chữ thập đỏ và Lưỡi liềm Đỏ) cho đến năm 2011, một số dự án đã được thực hiện bao gồm việc xây dựng lại triển lãm dài hạn (có tên "Khu vực 11"), xây dựng Trung tâm du khách và chuyển đổi triển lãm dài hạn (2008-2018) hay phát triển không gian chung của bảo tàng và xây mới phòng triển lãm ngắn hạn (2010). Năm 2011, Bảo tàng được đóng cửa để phát triển một triển lãm dài hạn mới mang tựa đề “Cuộc phiêu lưu Nhân đạo” (The Humanitarian Adventure).

12 bao tang o geneva thuy si 10

Triển lãm được phát triển từ góc nhìn lịch sử cho đến phản ánh những thay đổi của hoạt động nhân đạo trong thế giới ngày nay với 3 khu vực riêng biệt. Những kiến trúc sư nổi tiếng đến từ các nền văn hoá khác nhau được lựa chọn để phát triển từng chủ đề: Bảo vệ Nhân phẩm (Gringo Cardia-Brazil), Khôi phục Liên kết Gia đình (Diébédo Francis Kéré-Burkina Faso) và Giảm thiểu rủi ro thiên nhiên (Shigeru Ban-Nhật Bản). Nhiệm vụ điều phối chung của dự án được giao cho xưởng Oï, nơi này cũng chịu trách nhiệm thiết kế không gian chung cho Bảo tàng và phòng triển lãm ngắn hạn mới.

Dự án tái phát triển diễn ra trong vòng 22 tháng, đạt đến đỉnh cao qua việc mở lại bảo tàng vào tháng 5/2013. Với chi phí tổng cộng 19,8 triệu CHF, dự án đã mở rộng triển lãm dài hạn từ 1.400 - 2.000m2 đồng thời thiết lập một phòng triển lãm ngắn hạn mới.

12 - Trung tâm ICT (ICT Discovery)

ITU là cơ quan chuyên trách về ICT của Liên hợp quốc với 193 quốc gia thành viên và hơn 700 tổ chức tư nhân và các viện nghiên cứu. Được thành lập cách đây 150 năm, chính ngạch của nó bao gồm toàn bộ lịch sử truyền thông hiện đại. Tổng thư ký ITU, Tiến sĩ Hamadoun Touré đã đề nghị Hội đồng ITU 2008 phê chuẩn việc thành lập một trung tâm du khách trong ITU để thông báo về lịch sử viễn thông và vai trò của ITU trong việc kết nối thế giới. Công cuộc xây dựng trung tâm này đã được thực hiện thông qua sự hỗ trợ hào phóng của đối tác sáng lập ICT Discovery, Cơ quan Quản lý Viễn thông của Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất.

12 bao tang o geneva thuy si 11

Nằm tại trụ sở chính của ITU, ICT Discovery giới thiệu về cách công nghệ truyền thông đại chúng đã phát triển qua các thời đại. Thông qua các cuộc triển lãm tương tác và các chương trình giáo dục, sứ mệnh của ICT Discovery là truyền đạt tới cộng đồng về sự tiến triển cùng tương lai thú vị của công nghệ truyền thông đại chúng, tạo điều kiện thuận lợi cho việc kết nối cuộc sống của mọi người ở bất cứ nơi đâu. Trong phần lịch sử, du khách có thể tìm hiểu về các phương tiện truyền thông khác nhau đã được sử dụng trước khi phát minh điện báo hoặc điện thoại, chẳng hạn như chim bồ câu ở Hy Lạp cổ đại được sử dụng để đưa tin về vận động viên Olympic đã giành chiến thắng tới nhà của họ.

Hãy Book Tour Thụy Sĩ và cùng chúng tôi "cất cánh ước mơ" khám phá vẻ đẹp muôn màu của đất nước xinh đẹp này trong chuyến hành trình đến các Bảo tàng hấp dẫn ở thành phố Geneva, chắc chắn chúng sẽ mang đến cho du khách những trải nghiệm hấp dẫn nhất!